Câu hỏi
Trước khi biết mình là F0 bạn cần làm gì ? Việc đầu tiên là hãy thật thoải mái đón nhận, bình tĩnh để chăm sóc bản thân và gia đình, bạn chỉ mất 7-10 ngày để vượt qua và khỏe manh trở lại! Những việc cần chuẩn bị: 1. Gia đình sẵn sàng 1 không gian riêng dành cho F0, tách biệt với các thành viên còn lại là F1. 2. Các thành viên trong gia đình F1, F0 thực hiện nghiêm 5K. 3. Bảo đảm chế độ dinh dưỡng đủ chất, tập thể dục mỗi ngày, thư giãn (đọc sách, xem phim, nghe nhạc….) 4. Chuẩn bị và sử dụng thùng rác có túi thu gom, nắp đậy. 5. Chuẩn bị một số trang thiết bị cần thiết: đủ để sử dụng riêng cho các thành viên F0, F1 - Nhiệt kế để theo dõi nhiệt độ. - Kẹp SpO2, máy đo huyết áp. - Khẩu trang. - Dung dịch sát khuẩn tay. - Test xét nghiệm nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 (nếu có) 6. Chuẩn bị một số thuốc thiết yếu: - Thuốc hạ sốt 10 viên Paracetamol 500mg (người lớn) hoặc 10 viên đặt hậu môn Efferangan 80mg/150mg (trẻ em); - Vitamin: 20 viên Vitamin C 500mg (uống 2 viên/ngày) hoặc10 viên Vitamin tổng hợp (uống 1 viên/ngày); - Dung dịch cân bằng điện giải: 20 gói Oresol hoặc các dung dịch bù nước điện giải; - Dung dịch sát khuẩn hầu họng: 05 chai Natrichorua 0,9%. 7. Lưu ý hạ sốt cho trẻ em tránh biến chứng do sốt cao: - Hạ sốt khi nhiệt độ: 380 - 38.50C bằng Paracetamol từ 10-15mg/kg/lần mỗi 4-6 giờ (không quá 60mg/kg/24h). - Nới rộng quần áo, chườm ấm. - Uống nước bù điện giải, bảo đảm dinh dưỡng (bú mẹ). - Đo thân nhiệt cho trẻ 3 - 4h/lần để kịp thời xử trí hạ sốt. - Đo SpO2 nếu trẻ mệt, thở nhanh/khó thở/tím môi và đầu chi. 8. Ghi lại số điện thoại của Cán bộ y tế địa phương, trao đổi thông tin thường xuyên (zalo/viber/facebook,…) để được tư vấn chăm sóc sức khỏe.
Bạn liên hệ ngày với Y tế địa phương qua số điện thoại từng xã, phường nơi bạn lưu trú để được hướng dẫn
Quý vị có quyền lựa chọn bác sĩ nếu bác sĩ tư vấn trên Website này. Nếu không được hãy liên hệ với bác sỹ khác để được tư vấn kịp thời.
Chúng tôi đang rút ngắn, cải tiến quy trình để sau 2 giờ bạn sẽ được hướng dẫn đầy đủ về điều trị
Bạn có thể hoàn toàn tự điều trị dưới sự hướng dẫn của các bác sỹ thuộc hệ thống bác sỹ đồng hành của thành phố
Những trường hợp F0 điều trị tại nhà sẽ được dỡ bỏ cách ly, điều trị tại nhà khi: - Thời gian cách ly, điều trị đủ 7 ngày và kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên âm tính virus SARS-CoV-2 do nhân viên y tế thực hiện hoặc người bệnh tự thực hiện dưới sự giám sát của nhân viên y tế bằng ít nhất một trong các hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp qua các phương tiện từ xa. - Trong trường hợp sau 7 ngày kết quả xét nghiệm còn dương tính thì tiếp tục cách ly đủ 10 ngày đối với người đã tiêm đủ liều vaccine theo quy định và 14 ngày đối với người chưa tiêm đủ liều vaccine theo quy định. - Trạm Y tế nơi quản lý người bệnh chịu trách nhiệm xác nhận khỏi bệnh cho người bệnh.
Theo Hướng dẫn quản lý người mắc COVID-19 tại nhà của Bộ Y tế, cơ sở quản lý sức khỏe người mắc COVID-19 hướng dẫn người mắc COVID-19 thực hiện tự theo dõi sức khỏe và điền thông tin vào Phiếu theo dõi sức khỏe người mắc COVID-19 tại nhà như sau: Thời gian: 2 lần/ngày vào buổi sáng và buổi chiều hoặc khi có các dấu hiệu, triệu chứng cần chuyển viện cấp cứu, điều trị. Nội dung: - Chỉ số: nhịp thở, mạch, nhiệt độ, SpO2 và huyết áp (nếu có thể). - Các triệu chứng: mệt mỏi, ho, ho ra đờm, ớn lạnh/gai rét, viêm kết mạc (mắt đỏ), mất vị giác hoặc khứu giác, tiêu chảy (phân lỏng/đi ngoài); Ho ra máu, thở dốc hoặc khó thở, đau tức ngực kéo dài, lơ mơ, không tỉnh táo; - Các triệu chứng khác như: Đau họng, nhức đầu, chóng mặt, chán ăn, buồn nôn và nôn, đau nhức cơ,…
F0 đang điều trị tại nhà có thể tự theo dõi nhịp thở để sớm phát hiện các bất thường. Theo đó, Đối với người lớn: nhịp thở ≥ 20 lần/phút; Đối với trẻ em từ 1 đến dưới 5 tuổi: nhịp thở ≥ 40 lần/phút; Trẻ từ 5 – dưới 12 tuổi: nhịp thở ≥ 30 lần/phút cần báo ngay với cơ sở quản lý người nhiễm COVID-19 tại nhà; trạm y tế xã, phường; hoặc trạm y tế lưu động, Trung tâm vận chuyển cấp cứu… để được xử trí cấp cứu và chuyển viện kịp thời: Bộ Y tế lưu ý ở trẻ em cần đếm đủ nhịp thở trong 1 phút khi trẻ nằm yên không khóc.
Danh mục thuốc điều trị ngoại trú cho F0 tại nhà Theo hướng dẫn của Bộ Y tế gồm có: - Về thuốc hạ sốt, giảm đau Paracetamol: Cho trẻ em: gói bột hoặc cốm pha hỗn dịch uống hàm lượng 80 mg, 100 mg, 150 mg hoặc 250 mg; Cho người lớn: viên nén 250 mg hoặc 500 mg. - Thuốc kháng virus: lựa chọn một trong các thuốc sau: Favipiravir 200 mg, 400 mg (viên). Molnupiravir 200 mg, 400 mg (viên). - Thuốc chống viêm corticosteroid đường uống: Thuốc không phát sẵn cho người mắc COVID-19, thuốc phải được bác sĩ kê đơn theo quy định tại Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 do Bộ Y tế ban hành và chỉ kê đơn điều trị trong một ngày trong thời gian chờ chuyển đến cơ sở điều trị người bệnh COVID-19. Lựa chọn một trong các thuốc sau: Dexamethason 0,5 mg (viên nén). Methylprednisolon 16 mg (viên nén). - Thuốc chống đông máu đường uống: Thuốc không phát sẵn cho người mắc COVID-19, thuốc phải được bác sĩ kê đơn theo quy định tại Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 do Bộ Y tế ban hành và chỉ kê đơn điều trị trong một ngày trong thời gian chờ chuyển đến cơ sở điều trị người bệnh COVID-19. Lựa chọn một trong các thuốc sau: Rivaroxaban 10 mg (viên). Apixaban 2,5 mg (viên).
- Đối với người lớn: > 38,5 độ hoặc đau đầu, đau người nhiều: uống mỗi lần 1 viên thuốc hạ sốt như paracetamol 0,5 g, có thể lặp lại mỗi 4-6h, ngày không quá 4 viên, uống oresol nếu ăn kém/giảm hoặc có thể dùng uống thay nước. - Đối với trẻ em: > 38,5 độ, uống thuốc hạ sốt như paracetamol liều 10-15 mg/kg/lần, có thể lặp lại mỗi 4-6h, ngày không quá 4 lần. Nếu sau khi dùng thuốc hạ sốt 2 lần không đỡ, yêu cầu người mắc COVID-19 thông báo ngay cho Cơ sở quản lý người mắc COVID-19 tại nhà để được xử trí. Nếu F0 bị ho thì dùng thuốc giảm ho khi ho khan nhiều.
Hướng dẫn của Bộ Y tế nêu rõ nội dung theo dõi sức khỏe hàng ngày gồm: Chỉ số: nhịp thở, mạch, nhiệt độ, SpO2 và huyết áp (nếu có thể). Các triệu chứng: mệt mỏi, ho, ho ra đờm, ớn lạnh/gai rét, viêm kết mạc (mắt đỏ), mất vị giác hoặc khứu giác, tiêu chảy (phân lỏng/đi ngoài); Ho ra máu, thở dốc hoặc khó thở, đau tức ngực kéo dài, lơ mơ, không tỉnh táo; Các triệu chứng khác như: Đau họng, nhức đầu, chóng mặt, chán ăn, buồn nôn và nôn, đau nhức cơ,… Theo hướng dẫn do Bộ Y tế vừa ban hành, có 11 dấu hiệu người bệnh cần được xử trí cấp cứu và chuyển viện kịp thời. Khi phát hiện bất cứ một trong các dấu hiệu dưới đây, người bệnh cần phải báo cáo ngay với cơ sở quản lý người nhiễm COVID-19 tại nhà; trạm y tế xã, phường; hoặc trạm y tế lưu động, Trung tâm vận chuyển cấp cứu… để được xử trí cấp cứu và chuyển viện kịp thời: 1) Khó thở, thở hụt hơi, hoặc ở trẻ em có dấu hiệu thở bất thường: thở rên, rút lõm lồng ngực, phập phồng cánh mũi, khò khè, thở rít thì hít vào. 2) Nhịp thở Người lớn: nhịp thở ≥ 20 lần/phút Trẻ từ 1 đến dưới 5 tuổi: Nhịp thở: ≥ 40 lần/phút, Trẻ từ 5 – dưới 12 tuổi: nhịp thở: ≥ 30 lần/phút (Lưu ý ở trẻ em: đếm đủ nhịp thở trong 1 phút khi trẻ nằm yên không khóc). 3) SpO2 ≤ 96% (trường hợp phát hiện chỉ số SpO2 bất thường cần đo lại lần 2 sau 30 giây đến 1 phút, khi đo yêu cầu giữ yên vị trí đo). 4) Mạch nhanh > 120 nhịp/phút hoặc < 50 nhịp/phút. 5) Huyết áp thấp: huyết áp tối đa < 90 mmHg, huyết áp tối thiểu < 60 mmHg (nếu có thể đo). 6) Đau tức ngực thường xuyên, cảm giác bó thắt ngực, đau tăng khi hít sâu. 7) Thay đổi ý thức: lú lẫn, ngủ rũ, lơ mơ, rất mệt/mệt lả, trẻ quấy khóc, li bì khó đánh thức, co giật. 8) Tím môi, tím đầu móng tay, móng chân, da xanh, môi nhợt, lạnh đầu ngón tay, ngón chân. 9) Không thể uống hoặc bú kém/giảm, ăn kém, nôn (ở trẻ em). Trẻ có biểu hiện hội chứng viêm đa hệ thống: sốt cao, đỏ mắt, môi đỏ, lưỡi dâu tây, ngón tay chân sưng phù nổi hồng ban... 10) Mắc thêm bệnh cấp tính: sốt xuất huyết, tay chân miệng... 11) Bất kỳ tình trạng bất ổn nào của người mắc COVID-19 mà thấy cần báo cơ sở y tế.
- Cần bố trí bộ đồ ăn riêng cho người nhiễm COVID-19, nên sử dụng dụng cụ dùng một lần. Đồ ăn thừa và dụng cụ ăn uống dùng một lần bỏ vào túi đựng rác trong phòng riêng. - Rửa bát đĩa bằng nước nóng và xà phòng. Người nhiễm COVID-19 tự rửa bát đĩa trong phòng riêng. Nếu cần người chăm sóc hỗ trợ thì người chăm sóc mang găng khi thu dọn đồ ăn và rửa bát đĩa. Bát đĩa và đồ dùng ăn uống của người nhiễm sau khi rửa để ở vị trí riêng. Tốt nhất là để trong phòng người nhiễm. - Về xử lý đồ vải của F0, tốt nhất là người nhiễm có thể tự giặt quần áo của mình. Nếu cần người chăm sóc giặt. Đeo găng tay khi xử lý đồ vải của người nhiễm. - Giặt hoặc khử trùng túi giặt và giỏ đồ. Giặt bằng máy hoặc bằng tay với nước ấm nhất có thể. Sấy khô hoặc phơi khô hoàn toàn. Tháo găng, rửa tay sau khi xử lý đồ vải của người nhiễm. - Nên giặt riêng đồ của người nhiễm với đồ của người khác. Đặc biệt Bộ Y tế lưu ý "không giũ đồ bẩn cần giặt để hạn chế nguy cơ phát tán vi rút qua không khí" - Về vấn đề vệ sinh, tốt nhất là người nhiễm tự vệ sinh khu vực của mình. Để vệ sinh môi trường sạch sẽ cần làm sạch sàn nhà, tường và bề mặt sau đó lau bằng dung dịch khử khuẩn, rồi lau lại bằng nước sạch. - Bộ Y tế lưu ý nếu cần người chăm sóc hỗ trợ việc vệ sinh phòng, người chăm sóc mang găng trước khi vệ sinh.
(Dân trí) - Chân tay lạnh nhưng đổ mồ hôi trộm, có khi đêm ngủ ướt hết lưng, đây là triệu chứng của tình trạng rối loạn hệ thần kinh thực vật, có thể gặp ở F0, thậm chí kéo dài nhiều tuần sau khi khỏi bệnh. Theo Thượng tá, bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng, Trung tâm oxy cao áp thuộc Trung tâm nhiệt đới Việt Nga, Bộ Quốc Phòng, rối loạn thần kinh thực vật là một tình trạng có thể gặp ở một số F0 hoặc bệnh nhân hậu Covid-19. Chuyên gia này phân tích, cơ thể có hai hệ thần kinh là chủ động (động vật) và thụ động (thực vật). Trong khi hệ thần kinh động vật quyết định các hoạt động có ý thức, hệ thần kinh thực vật liên quan sự co bóp của tim, phổi, tuyến mồ hôi... ngay cả khi cơ thể đang ngủ, say hay bất tỉnh. "Rối loạn thần kinh thực vật ảnh hưởng đến chức năng tự động cơ thể bao gồm nhịp tim, huyết áp, mồ hôi và tiêu hóa... Đây là bệnh ngày càng phổ biến, tuy bệnh không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng tác động rất lớn tới sinh hoạt", BS Hoàng cho hay. Theo BS Hoàng, qua trò chuyện, tư vấn cho các bệnh nhân Covid-19 điều trị tại nhà, một số F0 đã xuất hiện các triệu chứng của rối loạn thần kinh thực vật, trong khi trước đó không hề có các triệu chứng này. Hậu Covid-19: Tay chân lạnh ngắt nhưng đổ mồ hôi ướt lưng là bệnh gì? - 1 Cụ thể, theo BS Hoàng các triệu chứng xuất phát từ tình trạng rối loạn hệ thần kinh thực vật có thể gặp ở các bệnh nhân Covid-19 và hậu Covid-19 có thể kể đến như: - Tay chân lạnh và yếu, tức ngực khó thở nhưng SpO2 bình thường, hụt hơi, vã mồ hôi trộm, đôi khi tối ngủ ướt đầm lưng. Triệu chứng lo lắng, bồn chồn, khó ngủ, ngủ không sâu giấc, dễ cáu gắt thường thấy ở các bệnh nhân mắc Covid-19. Sau khi âm tính, việc dễ xúc động ngay cả trong những trường hợp không quá đặc biệt cũng xảy ra. - Hồi hộp đánh trống ngực, nhịp tim nhanh quá hoặc chậm quá, huyết áp thất thường, hạ huyết áp tư thế đứng. - Thiếu máu lên não: khả năng tập trung giảm, cảm giác nặng ở da đầu, hay quên, giảm trí nhớ, dễ hoa mắt, chóng mặt, ù tai, buồn nôn, ăn ngủ kém. - Các triệu chứng tiêu hóa: khô miệng (hoặc quá nhiều nước bọt), trào ngược dạ dày - thực quản (nóng rát sau xương ức), cảm giác tức hoặc đau nhâm nhẩm ở dạ dày, rối loạn co thắt đại tràng (đau bụng dưới từng cơn, đi lỏng khi ăn thức ăn lạ,...). Nhanh đói nhưng không ăn được nhiều. - Rối loạn hormone: chậm kinh nguyệt, rụng tóc, da khô bong tróc, cảm giác khô ở khớp, giảm ham muốn. Để điều trị các triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật trong trường hợp này, BS Hoàng khuyến cáo, các bệnh nhân có thể tập vận động nhẹ nhàng, thường xuyên và vừa sức. Bên cạnh đó, bệnh nhân cần chú ý cung cấp một chế độ dinh dưỡng cân bằng và khoa học. Theo BS Hoàng, chế độ ăn của bệnh nhân nên có nhiều hoa quả, cá, thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, giàu vitamin và khoáng chất. Bên cạnh đó, để giải tỏa tình trạng stress, bệnh nhân có thể sử dụng một số sản phẩm có thành phần từ thảo dược giúp an thần, tăng cường tuần hoàn não. Một số hoạt động giúp thư giãn như nghe nhạc, đọc sách, vẽ tranh… cũng sẽ giúp điều trị rối loạn thần kinh thực vật. Nếu điều trị tốt, theo chuyên gia này, các triệu chứng của rối loạn hệ thần kinh thực vật sẽ khỏi sau 3 - 4 tuần.
(Dân trí) - Theo một nghiên cứu mới đây, việc vùng não liên quan đến khứu giác bị "teo" sau khi mắc Covid-19 có thể là lời giải cho hiện tượng không cảm nhận được mùi ở F0. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature và cũng là công trình khoa học lớn đầu tiên so sánh các hình ảnh chụp não của bệnh nhân trước và sau khi mắc Covid-19 đã cho thấy sự co rút và tổn thương mô ở các vùng liên quan đến khả năng khứu giác và tinh thần vài tháng sau khi các bệnh nhân này có kết quả dương tính SARS-CoV-2. Trong nghiên cứu về não, các nhà khoa học tại Đại học Oxford đã nghiên cứu 785 người trong độ tuổi từ 51 đến 81 đã được chụp quét não trước và trong khi đại dịch xảy ra. Hơn một nửa trong số họ có kết quả dương tính với Covid giữa hai lần quét. So với 384 đối tượng tham gia nghiên cứu không bị nhiễm Covid-19, những người có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 có tổng thể não và chất xám bị teo lại nhiều hơn, đặc biệt là ở các khu vực liên quan đến khứu giác. Vì sao bệnh nhân Covid-19 bị mất khứu giác? - 1 Nhóm tác giả đã nghiên cứu 785 người trong độ tuổi từ 51 đến 81 có bộ não được quét trước và trong đại dịch. Cụ thể, theo kết quả nghiên cứu, những người bị Covid-19 mất thêm 1,8% hồi hải mã, vùng quan trọng của khứu giác trong não bộ và thêm 0,8% tiểu não, so với những người đối chứng. Quá trình xử lý tín hiệu bị gián đoạn trong những khu vực như vậy có thể góp phần gây ra các triệu chứng như mất mùi. Những người bị nhiễm cũng thường đạt điểm thấp hơn trong bài kiểm tra khả năng tư duy so với những người không bị nhiễm. Điểm số thấp hơn có liên quan đến sự mất mát nhiều hơn của mô não trong các phần của tiểu não liên quan đến khả năng tư duy. Các tác động rõ hơn ở những người lớn tuổi và những người nhập viện do bệnh. Cũng theo nhóm tác giả, cần tiến hành thêm các lần chụp não sau này, để xác định xem những thay đổi não này là vĩnh viễn hay có thể hồi phục. Giáo sư Gwenaëlle Douaud, Đại học Oxford chia sẻ: "Bộ não là chất dẻo, có nghĩa là nó có thể tự tổ chức lại và tự chữa lành ở một mức độ nào đó, ngay cả ở những người lớn tuổi". Một nghiên cứu ở Ý đã chỉ ra rằng, những người mất khứu giác khi mắc Covid-19 sẽ có phản ứng miễn dịch mạnh hơn. Cụ thể các nhà khoa học thuộc Khoa Y sinh, Đại học Humanitas ở Ý phát hiện ra rằng, việc mất khứu giác và vị giác có thể liên quan đến tình trạng nhiễm trùng kéo dài trong cơ thể. Cụ thể, mầm bệnh xâm nhập vào cơ quan khứu giác và gây ra quá trình viêm nhiễm ở đó, thúc đẩy sản sinh nhiều kháng thể hơn. Các nhà khoa học khẳng định rằng cần phải tiếp tục đề tài nghiên cứu để khám phá mối liên hệ giữa các triệu chứng của Covid-19 và sự xuất hiện khả năng miễn dịch. Việc phục hồi khứu giác trung bình mất từ 3 ngày đến 3 tháng. Cơ chế xuất hiện triệu chứng mất khứu giác (anosmia) hiện nay vẫn chưa rõ ràng. Các chuyên gia Nga cho rằng thông tin thu được thực sự có thể chỉ ra sự liên quan giữa tổn thương hành khứu giác và các tế bào thần kinh liên quan đến các thụ thể vị giác. "Trong hành khứu giác có nhiều tế bào có thụ thể ACE2 mà virus SARS-CoV-2 gắn vào. Vì vậy khi nó bị tổn thương thì nhiều tế bào lympho sẽ tập trung vào đó - và như vậy phản ứng miễn dịch được tăng cường", báo Izvestia trích dẫn ý kiến của ông Sergey Netesov, lãnh đạo Phòng thí nghiệm công nghệ sinh học và virus học tại Khoa Tự nhiên của Đại học quốc gia Novosibirsk của Nga.